Nằm e ấp bên bờ của dòng sông Ngô Đồng, Cố Viên Lầu Ninh Bình đang là nơi lưu giữ rất nhiều nếp nhà cổ mang đậm nét kiến trúc Việt Nam xưa. Nơi đây còn được ví như là một làng quê đồng bằng Bắc Bộ xinh đẹp ở Cố đô Hoa Lư. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nét đẹp của Cố Viên Lầu trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Vẻ đẹp cổ kính của Cố Viên Lầu Ninh Bình
Cố Viên Lầu Ninh Bình
Cố Viên Lầu Ninh Bình là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn thuộc quần thể danh thắng Tràng An và cũng là một phần nhỏ thuộc Tam Cốc – Bích Động. Xuôi theo dòng sông Ngô Đồng đến bến thuyền Tam Cốc, du khách được lạc vào một khung cảnh làng quê bình yên tuyệt đẹp giữa vùng đất Hoa Lư. Cố Viên Lầu bao gồm rất nhiều nếp nhà cổ kính được sưu tầm ở Ninh Bình và ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Những ngôi nhà ở đây chủ yếu là được dựng lên từ thời nhà Nguyễn nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Khu di tích này được ví như là một phiên bản thu nhỏ của làng quê Bắc Bộ và ẩn chứa trong đó là những nét văn hoá dân gian. Khu nhà cổ Cố Viên Lầu này nằm bên đường đến Thái Vi và nằm cạnh bến thuyền Tam Cốc.
Lịch sử về nơi đây
Cố Viên Lầu chính thức được phục dựng và tu sửa lại từ năm 1990 ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu này trước đây là một ngôi làng cổ tên gọi là Vũng Chùa tồn tại được hơn 1000 năm ở dưới thời Đinh – Lê. Do chiến tranh triền miên tàn phá nghiêm trọng nên khu làng này đã bị mai một dần. Giải nghĩa Cố Viên Lầu có nghĩa là một khu nhà vườn cổ. Chủ nhân của ngôi làng này luôn mong muốn được phục lại để có thể luôn giữ gìn được những văn hoá đặc sắc của kinh đô Hoa Lư xưa. Toàn bộ khu làng này có tổng diện tích là 22.000m2, phía Tây tiếp giáp với dòng sông Ngô Đồng, ở phía Đông giáp đường vào Thái Vi, phía Bắc giáp với thung lũng của núi Cửa Quen và phía Nam nằm ở gần bến thuyền Tam Cốc.
Kiến trúc ấn tượng
Làng cổ Cố Viên Lầu tập hợp có hơn 20 ngôi nhà cổ, tất cả đều mang nét kiến trúc Việt Nam đặc trưng từ thế kỉ XVII đến thế kỷ XX. Sau khi phục dựng lại thì ngôi làng này vẫn có đình làng, có nghênh tân các, nhà dân, đường làng ngõ xóm và cổng làng,… Những ngôi nhà cổ được xây dựng lại san sát nhau và phân thành hai kiểu chính đó là khu nhà nghèo và khu nhà giàu. Khu nhà nghèo là nơi ở thuộc tầng lớp cố nông, đây là những người phục vụ cho tầng lớp cao hơn. Khu nhà giàu là nơi đại diện cho phong cách sống cho tầng lớp quý tộc như là Chánh phó, Chánh tổng, Lý trưởng,…
Đình làng được đặt ở vị trí giữa của làng. Theo chia sẻ từ chủ nhân của làng này thì đây là một ngôi đình thuộc làng ở Thanh Liêm (Hà Nam) với tuổi đời đã được hơn 150 năm. Sau đó được chuyển về Cố Viên Lầu. Đình làng có 7 gian, có rất nhiều cột và phần mái cong vút. Xung quanh đình còn có nhiều hiên tiền. Đình Thanh Liên bao gồm: Tả môn, Đình làng, Hữu môn, với sân đình rộng để làm nơi giao lưu, sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam xưa. Ngôi đình này hiện vẫn lưu giữ được những gì nguyên bản trước khi được mang về bảo tồn ở Cố Viên Lầu.
Vật liệu xây dựng làng này chủ yếu dùng từ gỗ, phần trên được lợp ngói vảy cá. Gỗ xây đình được dùng nhiều nhất là loại gỗ lim và có thêm một số loại gỗ khác như là xoan đào, xăng nẽ,… Bên trong đình, cột, kèo nhà được các nghệ nhân chạm khắc chi tiết, hoa văn tinh xảo. Điểm nhấn kiến trúc về hoa văn trên gỗ đó là hình hoạ hoa sen.
Ở khu nhà giàu được xây dựng có nhiều khu nhà cổ khang trang, chắc chắn và được sưu tầm từ các tỉnh như Hải Phòng, Ninh Bình hay Thanh Hoá. Các ngôi nhà này đều sở hữu kiến trúc rất độc đáo, mỗi một nhà lại có một kiểu thiết kế riêng không hề giống nhau. Có nhà gồm 5 gian, 2 trái và 2 dĩ. Có nhà lại có 3 gian và 2 trái cùng với phần mái cong vút lên như mái đình.
Các ngôi nhà khu nhà giàu hầu hết đều đã có hiện đại lớn hơn 100 năm. Chủ nhân ngôi làng cổ dành rất nhiều tâm huyết, công sức, thời gian mới có thể mang những ngôi nhà cổ này để trưng bày tại đây. Nhà có tuổi đời cao nhất là nhà Ninh Sơn niên đại hơn 350 năm tuổi, nhà cổ Ninh Xuân tồn tại được hơn 200 năm.
Nếu nhìn kỹ những chi tiết trên mái ở các công trình thuộc Cố Viên Lầu Ninh Bình du khách sẽ thấy được sự thiên biến vạn hoá của nhiều gam màu. Từ các linh vật như: cây tứ quý, Long, Phụng,…được sắp xếp hài hòa, hợp lý và mang tính nghệ thuật cao. Từ đó thể hiện trình độ tay nghề cao của các nghệ nhân Việt xưa.
Kết Luận
Trên đây là đôi nét về vẻ đẹp cổ kính của Cố Viên Lầu Ninh Bình mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.